Thứ Ba, 15 tháng 6, 2021

Những điều cần biết trước khi làm nội thất gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất với những đặc tính nổi trội như dễ thi công, không bị cong vênh, co ngót hay các ưu thế về giá thành, mẫu mã, màu sắc đa dạng... Nếu bạn đang có ý định làm nội thất gỗ công nghiệp cho ngôi nhà mình, hãy cùng tìm hiểu với Tek Furniture những điều cần biết về gỗ công nghiệp qua bài viết dưới đây nhé.

Những điều cần biết về gỗ công nghiệp

Tiêu chuẩn về độ an toàn - nồng độ phát thải formaldehyde

Formaldehyde (tên gọi khác là formol hay Fomandehit) là chất hữu cơ không màu, dễ bay hơi, có trong gỗ công nghiệp bởi trong các chất kết dính như MUF (melamine urea formaldehyde) hay UF (urea formaldehyde). Formaldehyde là hóa chất độc hại, nếu tiếp xúc với nồng độ cao trong thời gian dài có thể gây các bệnh về mắt, da, hệ hô hấp và thậm chí là ung thư.

Tiêu chuẩn về nồng độ phát thải formaldehyde là một trong những yếu tố quan trọng nhất, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe gia đình bạn nên cần được quan tâm nếu làm nội thất gỗ công nghiệp. Tiêu chuẩn nồng độ formaldehyde được quy định rõ với nhiều mức độ tiêu chuẩn khác nhau như: E2, E1, E0, SE0. Hiện nay, nước ta cho phép sử dụng ván gỗ công nghiệp có tiêu chuẩn E2 trở lên.

Tiêu chuẩn SE0: lượng phát thải formaldehyde không vượt quá 0.035ppm.

Tiêu chuẩn E0: lượng phát thải formaldehyde không vượt quá 0.055ppm.

Tiêu chuẩn E1: lượng formaldehyde ≤ 0.124 mg/m³ trong không khí, hay không vượt quá 0.099ppm.

Tiêu chuẩn E2: lượng phát thải > 0.124 mg/m³ trong không khí hay hàm lượng formaldehyde trong ván khô không vượt quá 30mg/100g.

Trong phòng kín các sản phẩm gỗ công nghiệp dư thừa fomandehit sẽ gây mùi khó chịu, tạo cảm giác khó thở và cay mắt. Đây cũng chính là cách đơn giản nhất để bạn có thể nhận biết được hàm lượng phát thải fomandehit có trong gỗ vượt quá mức cho phép. 

Formaldehyde có cả trong tự nhiên

Bề mặt gỗ công nghiệp

Bề mặt gỗ công nghiệp là lớp bảo vệ nội thất bên ngoại trong việc chống lại những tác nhân như: giảm phát thải formaldehyde, hạn chế ẩm mốc, tác động của hóa chất hay mối mọt, côn trùng,…

Hiện nay có rất nhiều chủng loại, màu sắc, mẫu mã... lớp phủ bề mặt gỗ công nghiệp với khả năng ứng dụng cao, có thể thay thế các bề kim loại, sơn, bê tông hay nỉ... Các lớp phủ bề mặt đang được ưa chuộng như: Melamine, Acrylic, Laminate, Veneer... mỗi loại sẽ có mức giá, ưu nhược điểm khác nhau, tùy thuộc theo khả năng tái chính cũng như sở thích, nhu cầu để bạn có thể lựa chọn lớp phủ phù hợp.

Các loại lớp phủ gỗ công nghiệp phổ biến

Khả năng kháng ẩm

Thuộc tính của gỗ là hút ẩm. Vì vậy ván gỗ công nghiệp kháng ẩm kém sẽ phồng rộp, trương nở trong môi trường có độ ẩm cao. Gỗ công nghiệp có khả năng chống ẩm cao, có độ trương nở thấp sẽ hạn chế cong vênh, phồng rộp ván trong quá trình sử dụng.

Ván gỗ công nghiệp có thể phân thành 2 loại là: ván thường và ván chống ẩm (thường được dùng chất chỉ thị màu xanh để phân biệt). Đối với những vùng có độ ẩm cao như miền bắc nước ta hay khu vực ven biển thì bạn nên lựa chọn dòng ván MDF hoặc HDF chống ẩm, những nơi tiếp xúc trực tiếp với nước như nhà vệ sinh nên dùng gỗ nhựa, để nội thất có tuổi thọ cao hơn.

Các loại ván gỗ công nghiệp

Độ bám vít

Độ bám vít được quyết định bởi tính liên kết giữa các phần tử trong gỗ hay còn gọi là liên kết nội. Là tiêu chuẩn thể hiện khả năng chịu lực tác động của ván gỗ công nghiệp. Ván gỗ có liên kết nội cao sẽ giúp tăng cường khả năng bắt vít và hạn chế sự xô lệch sau khi tháo lắp, giúp gia tăng tuổi thọ của nội thất. Đối với gỗ có độ bám vít kém các phần cánh tủ bị võng xệ sau khi đóng mở hay vít không bám sau một vài lần tháo lắp.  Về độ bám vít, cốt gỗ MDF có độ bám vít cao hơn cốt gỗ ván dăm.

Độ chịu uốn, chịu kéo của gỗ

Độ chịu uốn của ván gỗ công nghiệp được xác định bằng cách đo lường độ biến dạng khi ván chịu tải trọng nhất định lên bề mặt. Độ chịu kéo là khả năng chịu được lực kéo dãn vật liệu. Một tấm ván gỗ  chất lượng sẽ có độ chịu uốn và chịu kéo cao và ổn định, khi được làm thành nội thất sẽ có khả năng chịu lực tốt hơn, hạn chế võng xệ, cong, gãy,… Chỉ số độ chịu uốn và kéo của ván cốt gỗ MDF cao hơn so với cốt gỗ ván dăm, theo kết quả kiểm nghiệm thực tế. Vì thế, ván MDF (với ván dày 18mm có độ chịu uốn lên tới 600kg) thường được lựa chọn sử dụng cho nội thất phải chịu lực.

Mật độ ván gỗ công nghiệp

Mật độ hay tỷ trọng của ván gỗ công nghiệp là khối lượng có trong một đơn vị thể tích của vật liệu. Đây là một trong những yếu tố bạn dễ dạng kiểm tra nhất, gỗ có tỷ trọng cao cũng đồng nghĩa với độ bền cao. Tỷ trọng của các loại gỗ công nghiệp phổ biến: HDF > MDF > MFC.

Trong quá trình sản xuất, ván gỗ HDF được ép dưới áp suất lên tới 850 - 870kg/cm2 nên có mật độ rất cao.


NEXT ARTICLE Next Post
PREVIOUS ARTICLE Previous Post
NEXT ARTICLE Next Post
PREVIOUS ARTICLE Previous Post
 
Apollo Luma

Giá Gốc Tận Xưởng