Thứ Ba, 1 tháng 6, 2021

Gỗ công nghiệp là gì? Phân loại các loại gỗ công nghiệp

Ngày nay, gỗ công nghiệp ngày càng được ưa chuộng và sử dụng rộng rãi trong thiết kế trang trí nội thất, không chỉ nội thất chung cư mà cả thổ cư. Vậy gỗ công nghiệp là gì? Hãy cùng Tek Furniture tìm hiểu các loại gỗ công nghiệp đang được sử dụng phổ biến trong thiết kế nội thất nhé.

Các loại gỗ công nghiệp

Gỗ công nghiệp là gì? Gỗ công nghiệp gồm nhưng loại nào

Khái niệm

Gỗ công nghiệp là loại gỗ sử dụng keo và hóa chất kết hợp với vụn gỗ để làm ra tấm gỗ. Tên tiếng anh của gỗ công nghiệp là Wood – Based Panel. Gỗ công nghiệp đa số được tận dụng từ gỗ tái sinh, nguyên liệu tận dụng, ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.
Các sản phẩm nội thất gỗ công nghiệp phổ biến hiện nay có 2 thành phần cơ bản, đó là: lớp bề mặt và cốt gỗ. Các loại cốt ván gỗ công nghiệp

Gỗ ván dăm hay MFC

Gỗ MFC viết tắt của từ Melamine Faced Chipboard (tấm ván mặt melamine) là loại cốt gỗ được tạo thành từ các nhánh cây, cành cây hoặc thân cây gỗ rừng trồng như keo,cao su, bạch đàn... có kích thước bề mặt rộng, độ bền vật lý cao, phong phú về chủng loại. Sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành dăm và trộn với keo, hóa chất đặc chủng để ép ra thành các tấm ván.
Gỗ ván dăm có hai loại là cốt thường cốt xanh chống ẩm. Với các độ dày khác nhau như 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Kích thước tấm ván theo quy chuẩn: 1220mm x 2440mm.

Gỗ ván dăm thường và chống ẩm

Gỗ MDF

Gỗ MDF tên đây đủ là Medium Density Fiberboard (tấm ván sợi có mật độ trung bình). Đây là loại gỗ được tạo thành từ các nhánh cây, cành cây sau đó được đưa vào máy nghiền nát thành bột và trộn với keo, hóa chất đặc chủng để ép ra thành các tấm ván.
Về cấu tạo thì ván gỗ MDF có các thành phần cơ bản đó là: bột sợi gỗ, chất kết dính, parafin wax, bột độn vô cơ, chất bảo vệ gỗ (chất chống mối mọt, chống mốc). Gồm các độ dày khác nhau như 3ly, 6ly, 9ly, 12ly, 15ly, 18ly, 25ly. Kích thước ván tiêu chuẩn: 1220mm x 2440mm.

Gỗ MDF

Gỗ HDF

Tấm gỗ HDF là từ viết tắt của từ High Density Fiberboard (tấm ván sợi có mật độ cao), được cấu tạo từ 85% gỗ tự nhiên, 15% còn lại là chất kết dính, phụ gia. Gỗ có bề mặt nhẵn mịn, màu vàng đậm.
Quy trình tạo nên gỗ HDF: luộc và sấy khô nguyên liệu bột gỗ trong môi trường nhiệt độ cao, từ 1000C – 2000C. Gỗ được xử lý sấy khô hết nước và nhựa, với dây chuyền sản xuất hiện đại và công nghiệp hóa hoàn toàn. Bột gỗ được xử lý kết hợp với các chất phụ gia làm tăng độ cứng của gỗ, chống ẩm, mối mọt, sau đó được ép dưới áp suất cao (850-870 kg/cm2) cuối cùngđược định hình thành tấm gỗ HDF có độ dày từ 6mm – 24mm, kích thước 2.000mm x 2.400mm, tùy theo yêu cầu.

Gỗ HDF

Gỗ dán hay ván ép (plywood)

Là loại gỗ được làm ra từ gỗ tự nhiên lát mỏng ra thành từng tấm có độ dày 1mm rồi mang các lớp gỗ đó đi ép một cánh đan xen lại với nhau với chất kết dính. Ưu điểm của gỗ là không bị mói mọt co ngót, nứt trong điều kiện sử dụng thông thường.

Khi khô hanh gỗ thường co lại và phần co theo vân ngang lớn hơn phần co theo vân dọc. Tấm gỗ càng mỏng, càng dễ bị vênh. Tấm gỗ dán chính là lợi dụng tính co lại không đều của các tấm mỏng, đem xếp dán các tấm mỏng co theo vân ngang với tấm mỏng co theo vân dọc để tránh bị co ngót trong quá trình sử dụng. 

Gỗ ép
Gỗ có 3 lớp, 5 lớp, 7, thậm chí 11 lớp, giúp cho các tấm gỗ dán có một lớp cốt lõi ở giữa, khiến các lớp mỏng ở hai phía bị lớp cốt lõi giữ chặt không thể tự do giãn nở, ngoài ra cũng làm cho lớp cốt lõi bị các lớp phía ngoài hạn chế. Vì thế tấm gỗ dán bao giờ cũng được dán lớp vân ngang rồi đến lớp vân dọc để làm cho các lớp gỗ mỏng kiềm chế lẫn nhau không bị cong vênh hoặc nứt gãy.




NEXT ARTICLE Next Post
PREVIOUS ARTICLE Previous Post
NEXT ARTICLE Next Post
PREVIOUS ARTICLE Previous Post
 
Apollo Luma

Giá Gốc Tận Xưởng